Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) hiện đang là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Đây là bệnh lý cấp tính có nguy cơ tử vong cao, sự sống tính từng phút giây và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh cũng như những người xung quanh. Đáng lo ngại hơn, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện ở những người độ tuổi 20 – 30.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ càng sớm càng tốt?

Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, diễn tiến nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không biết cách cấp cứu kịp thời. Bởi lúc này, lưu lượng máu và oxy không đủ lưu thông lên não khiến bộ phận này bị tổn thương nghiêm trọng và có thể dẫn đến chết não.

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh đột quỵ. Cụ thể huyết áp tăng cao làm tăng gánh nặng cho tim và phá hỏng các động mạch, lâu dần dẫn đến xơ vữa động mạch. Chính sự nứt ra của mảng xơ vữa sẽ hình thành cục máu đông, gây hẹp tắc lòng mạch, từ đó giảm lượng máu đến các tế bào não, gây ra đột quỵ.

đột quỵ

Bên cạnh đó, người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu, béo phì… cũng có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. Một số nguyên nhân gây bệnh khác bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, lối sống không lành mạnh…

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có đến hơn 200.000 người đột quỵ, và 25% trong số đó là những người trẻ, có độ tuổi từ 18 – 45. Nguyên nhân xuất phát từ việc có lối sống không lành mạnh, quá lạm dụng vào các chất kích thích và lười vận động. Tỉ lệ người mắc bệnh không hề thuyên giảm, một phần vì kiến thức phòng tránh tai biến của mỗi người vẫn còn khá hạn chế, dẫn đến những di chứng nghiêm trọng về sau, thậm chí là tử vong.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Phòng ngừa đột quỵ với 8 cách đơn giản

1. Dinh dưỡng hợp lý

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối sẽ giúp giảm thiểu các tác nhân gây nên đột quỵ. Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất là 4 nhóm dưỡng chất cần có trong khẩu phần ăn. Theo đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá nhiều 1 nhóm chất và cần kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể để tránh tình trạng thừa cân. Bên cạnh đó là không bỏ bữa, giảm ăn mặn, hạn chế sử dụng các chất kích thích nhằm ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các tác nhân gây đột quỵ.

2. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, ngăn ngừa tai biến. Không chỉ vậy, tập thể dục còn là cách đơn giản để nâng cao sức khỏe. Tùy vào quỹ thời gian cá nhân, mỗi người có thể chọn cho mình chế độ tập thể dục hợp lý, tối thiểu 5 lần/tuần, 30 phút/lần tập. Dành cho người cao tuổi sẽ có các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thiền/thở, dưỡng sinh… Với những người trẻ, có thể lựa chọn các môn thể thao có cường độ cao hơn như chạy, tập gym, nhảy dây, aerobics, cử tạ… tùy theo thể trạng.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

3. Giữ ấm cơ thể

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ vào mùa lạnh chiếm đến 70 – 80%, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì vào mùa lạnh, cơ thể tăng tỷ lệ tiết hormone catecholamin gây cao huyết áp, dẫn đến dễ đột quỵ.

Để phòng ngừa tai biến đột quỵ, mọi người – nhất là người trung niên và người cao tuổi nên đặc biệt giữ ấm thân thể vào mùa lạnh, ngay cả lúc ngủ hay ra ngoài, không để cơ thể lạnh đột ngột. Bên cạnh đó, cũng nên uống nhiều nước ấm, không tắm muộn hay tắm nước lạnh vào những ngày này.

4.Sử dụng nhân sâm canada tốt cho sức khỏe tim mạch

  • Nhân sâm Canada chứa các hợp chất chống oxi hóa, như flavonoid và polyphenol, có khả năng bảo vệ tế bào tim mạch khỏi tổn thương do tác động của các gốc tự do.
  • Nhân sâm Canada có tác động kháng viêm, và việc giảm viêm nhiễm có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, vì viêm nhiễm có thể gây hại cho thành mạch và tạo điều kiện cho các vấn đề tim mạch.
Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

5. Sống lạc quan

Stress, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân hình thành các tác nhân gây đột quỵ. Căng thẳng sẽ khiến bạn hình thành nên thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, mất ngủ kéo dài. Điều đó dễ gây cao huyết áp, mất ngủ và tuần hoàn máu không lưu thông tốt.

6. Điều trị các bệnh liên quan

Các bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ trong máu… là các tác nhân nghiêm trọng dễ gây ra đột quỵ. Tỷ lệ những người mắc bệnh như trên rất nhiều. Tuy nhiên có khá nhiều người chủ quan, bỏ qua dấu hiệu bệnh, đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến biến chứng tai biến mạch máu não. Chính vì vậy, điều trị tốt các bệnh lý liên quan cũng là cách phòng ngừa tai biến đột quỵ mà bạn có thể tham khảo.

7. Không rượu bia, thuốc lá

Thường xuyên sử dụng các chất kích thích là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến đột quỵ. Một kết quả được nghiên cứu từ Đại học London và Đại học Hong Kong chỉ ra rằng, mỗi ngày một điếu thuốc sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 48%. 

Bỏ thuốc lá từ 2-5 năm, tỷ lệ đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa từng hút thuốc. Cũng theo đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đăng tải trên tạp chí Stroke rằng những người uống trung bình 2 ly rượu một ngày (hơn 3 đơn vị rượu/ngày) có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% với những người uống trung bình ít hơn nửa ly/ngày.

8. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đây không những là cách phòng ngừa tai biến đột quỵ mà còn có thể tầm soát các bệnh lý trong cơ thể. Những bệnh nhân mắc các bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường… nên đi khám thường xuyên để có thể theo dõi tình trạng sức khỏe. Từ đó, mỗi cá nhân có các biện pháp thích hợp ngăn ngừa bệnh diễn biến nặng, nếu có.

Bảo Bối

Bài viết này là những thông tin Bảo Bối chia sẻ đến bạn về “8 cách phòng chống đột quỵ đơn giản tại nhà”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *