Cao huyết áp hay tăng huyết áp là một trong những rối loạn khá nguy hiểm. Tình trạng rối loạn này có thể gây ra những biến chứng phức tạp, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy thì huyết áp cao nguy hiểm đến mức nào? có biến chứng ra sao?

cao huyết áp

Thế nào là bệnh cao huyết áp?

Trước khi tìm hiểu vấn đề huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm, bạn đọc nên biết được rằng cao huyết áp có nguy hiểm không. Cao huyết áp được định nghĩa là khi trị số huyết áp của một người trên 140/90 mmHg. Khi ấy, người bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng nào điển hình báo hiệu tình trạng tăng huyết áp.

cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp có nguy hiểm không?

Nói chung, huyết áp cao có thể chỉ gây nên những rối loạn nhất thời. Nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy thì bệnh huyết áp cao nguy hiểm như thế nào? Huyết áp cao thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khá nặng sau đây:

  • Suy giảm thị lực, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Suy tim, đặc biệt đối với những người có sẵn bệnh lý tim mạch kèm theo. Chẳng hạn như hẹp hở van tim, hẹp hở van động mạch chủ.
  • Suy thận cấp.
  • Đột quỵ, bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não.
  • Rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể xuất hiện một số tình trạng loạn nhịp nguy hiểm. Chẳng hạn như: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung thất, xoắn đỉnh,…

Huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số huyết áp càng cao thì càng nguy hiểm, cần xác định chính xác mức độ và điều trị phù hợp:

Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85 – 89 mmHg.

Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90 – 99 mmHg.

Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100 – 109 mmHg.

Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tối đa ≥ 140 mmHg và huyết áp tối thiểu < 90 mmHg.

Huyết áp 160/100 có cao không? Huyết áp 160 có nguy hiểm không? huyết áp 160/110 có cao không? Những câu hỏi thường gặp khi bạn đo ra kết quả này có chung một câu trả lời là “CÓ”.

Bởi huyết áp 160/100 mmHg hoặc cao hơn được coi là mức độ huyết áp cao (hypertension) vì vượt quá giới hạn cao nhất được khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 140/90 mmHg.

cao huyết áp

Mức huyết áp 160/100 mmHg được xếp vào nhóm huyết áp cao (stage 2 hypertension), với mức độ nguy hiểm cao. Huyết áp cao có thể gây ra các tác động không tốt đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:

  • Gây ra tăng áp lực trong động mạch, dẫn đến tình trạng bệnh tật và tình trạng đột quỵ.
  • Gây ra căng thẳng trong mạch máu, tác động không tốt đến các tế bào và các cơ quan của cơ thể.
  • Gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời, gây ra đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và hoa mắt.
  • Gây ra sự suy giảm chức năng của thận, gây ra bệnh thận nặng.
  • Gây ra sự suy giảm chức năng của tim, dẫn đến bệnh tim và đau thắt ngực.

Nếu bạn có mức độ huyết áp cao như vậy, bạn nên đến thăm bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn về chế độ ăn uống, lối sống và các liệu pháp điều trị phù hợp. Các liệu pháp điều trị có thể bao gồm việc thay đổi lối sống, ăn uống hợp lý, tập thể dục, uống thuốc và theo dõi thường xuyên.

4 Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

cao huyết áp

1. Đột quỵ

Người bị cao huyết áp có tỉ lệ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với người bình thường. Nguyên nhân khi áp lực máu tạo ra trên thành mạch máu làm tăng khả năng xơ vữa động mạch, làm lớp động mạch dễ bị xơ cứng. Tình trạng này xảy ra kéo dài gây tích lũy, làm tắc nghẽn các mạch máu nhỏ trong não.

Khi mạch máu suy yếu, áp lực máu tác động cao, chúng có thể căng phồng và vỡ ra. Lúc này, bệnh nhân có thể phải đối mặt với đột quỵ, nếu không cấp cứu sớm sẽ đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

2. Bệnh tim mạch

Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim và tử vong do bệnh tim. Những bệnh lý liên quan tới huyết áp cao bao gồm: thiếu máu cục bộ, suy tim, phì đại tâm thất trái,…

3. Bệnh thận

Tình trạng cao huyết áp cũng là yếu tố tác động gây ra bệnh thận và khiến suy thận trở nên trầm trọng hơn. Cơ chế tác động như sau: cao huyết áp khiến các mạch máu và bộ lọc của thận chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dễ bị suy yếu và hoạt động kém. Đến lúc nào đó, khi khả năng thải lọc của thận suy giảm, người bệnh sẽ phải thẩm tách thận hoặc cấy ghép thận nhân tạo.

4. Biến chứng mắt

cao huyết áp không được điều trị cũng gây tổn thương mắt, ảnh hưởng đến thị lực khi các mạch máu trong võng mạc phía sau mắt bị ảnh hưởng. Tổn thương mắt sẽ ngày càng nghiêm trọng theo thời gian nếu cao huyết áp không được khắc phục, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa.

Mỗi người nên đo huyết áp mỗi năm một lần, đặc biệt những người có nguy cơ cao như béo phì, thừa cân, ít hoạt động thể chất, gia đình có tiền sử cao huyết áp hoặc người trên 40 tuổi nên đo huyết áp thường xuyên hơn.

Bảo Bối

Bài viết này là những thông tin Bảo Bối chia sẻ đến bạn về “cao huyết áp nguy hiểm đến mức nào?” Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *