Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Cao huyết áp là một tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Bệnh thường diễn tiến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng hoặc để lại gánh nặng tàn phế. Hãy cùng Bảo Bối tìm hiểu về căn bệnh cao huyết áp và sự nguy hiểm của căn bệnh này nhé.

cao huyết áp

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với mức bình thường. Ở mức thông thường, hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 120/80 mmHg. Khi chỉ số huyết áp tâm thu > 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương >90mmHg thì người bệnh gặp phải tình trạng tăng huyết áp. Mức độ tăng huyết áp nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thay đổi của các chỉ số này.

Nếu tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,….dẫn đến tử vong hoặc để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, nguyên nhân của bệnh cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh.

cao huyết áp

Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc, sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Tăng huyết áp thai kỳ là dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Trong khi đó, tiền sản giật cũng xảy ra sau khi thai nhi được 12 tuần tuổi, nhưng kèm theo phù và có đạm trong nước tiểu. Nguyên nhân của các dạng tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai này có thể là do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

Cao huyết áp nguy hiểm đến mức nào?

Bệnh cao huyết áp, hay còn gọi là huyết áp cao có thể gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Huyết áp cao là tình trạng khi áp lực mà máu tác động lên tường động mạch là quá cao trong thời gian dài.

Nguy hiểm của cao huyết áp đến từ khả năng gây ra các biến chứng và tổn thương cho các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Dưới đây là một số nguy hiểm có thể xảy ra do cao huyết áp:

  • Bệnh tim và mạch: Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các vấn đề về tim và mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, và mất chức năng thận.
  • Tổn thương cho não: Huyết áp cao có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu trong não, dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ có thể gây ra tình trạng liệt nửa người, mất khả năng nói chuyện, mất trí nhớ và các vấn đề thị giác khác.
  • Tổn thương cho thận: Áp lực cao trong mạch máu có thể gây tổn thương cho các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến suy thận và thậm chí suy thận mạn tính.
  • Bệnh động mạch và các vấn đề về mạch máu: Huyết áp cao có thể gây tổn thương cho các động mạch khắp cơ thể, dẫn đến vấn đề như bệnh động mạch mạch vành, bệnh động mạch chân, và bệnh động mạch thắt lưng.
  • Tổn thương cho mắt: Huyết áp cao có thể gây tổn thương cho mạch máu trong mắt, gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, đục thủy tinh thể, và tổn thương dây thần kinh quang.
cao huyết áp

Chịu chứng của bệnh cao huyết áp biểu hiện như thế nào?

Cao huyết áp là bệnh lý có tình trạng diễn biến thầm lặng. Nhiều người sẽ không gặp bất kỳ triệu chứng nào và có thể phải mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để tình trạng bệnh nghiêm trọng đến mức các triệu chứng trở nên rõ ràng.

Các triệu chứng cao huyết áp nặng có thể bao gồm:

  • Đỏ bừng
  • Có đốm máu trong mắt (xuất huyết dưới kết mạc)
  • Chóng mặt

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trái ngược với suy nghĩ phổ biến, tăng huyết áp nghiêm trọng thường không gây chảy máu cam hoặc đau đầu, trừ khi người bệnh đang trong tình trạng khủng hoảng tăng huyết áp.

Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng những triệu chứng này có thể được quy cho các vấn đề khác. Vì vậy, cách tốt nhất để biết bạn có bị cao huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên.

Làm sao để kiểm soát huyết áp ổn định?

Tăng huyết áp là một dạng bệnh không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát triệu chứng, tránh tình trạng tăng huyết áp quá cao, bất ngờ gây biến chứng. Những bệnh nhân cao huyết áp cần lưu ý:

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Phương pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả

  • Dùng thuốc: Với những bệnh nhân cao tuổi hoặc đã được xác định là mắc bệnh cao huyết áp thì cần sử dụng thuốc ổn định huyết áp hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời điều trị các bệnh lý được coi là căn nguyên gây ra cao huyết áp.
  • Theo dõi huyết áp: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà, đo và theo dõi huyết áp hàng ngày để phát hiện dấu hiệu bất thường và có hướng xử trí kịp thời.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý: Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhạt; tăng cường thể dục điều độ, phù hợp với thể trạng sức khỏe, nhất là những bài tập nhẹ nhàng tốt cho tim mạch; giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì. Kiêng tuyệt đối các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Có thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress,…

Làm sao để phòng ngừa bệnh cao huyết áp 

Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp, bạn cần chú ý 5 điều sau:

1. Kiểm soát cân nặng:

– Luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc cao huyết áp cao hơn những người có cân nặng bình thường.

– Những  trường hợp dư cân và có vòng bụng quá to (với nam giới là trên 90cm), thì cần tập luyện và áp dụng chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.

2. Chế độ ăn uống khoa học:

Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ hiệu quả phòng ngừa cao huyết áp như:

  • Rau xanh và trái cây: Những loại trái cây chứa nhiều vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả: cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, dứa.
  • Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen… còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cá: Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2-3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu.
  • Sử dụng chất béo không bão hòa từ dầu oliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành… Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe.
bệnh cao huyết áp

Song song với việc bổ sung các thực phẩm trên, bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây cao huyết áp như:

  • Muối: Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Qua đó không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông…
  • Chất béo bão hòa: cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm…
  • Chất bột đường (glucid): Để giảm thiểu nguy cơ cao huyết áp, cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi…
  • Thịt đỏ: Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến tăng huyết áp nên cần tránh sử dụng.
  • Thức ăn chế biến sẵn: Hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỉ lệ muối và chất bảo quản cao.
  • Các chất kích thích: Cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến cao huyết áp.

3. Luyện tập thường xuyên:

  • Cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao.
  • Các hình thức tập luyện tốt cho sức khoẻ có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao tùy vào sức khoẻ của từng người.

4. Nếp sinh hoạt lành mạnh:

  • Ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn.
  • Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Bệnh nhân cao huyết áp cần phải được khám sức khỏe định kỳ. Quá trình thăm khám không chỉ giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp mà còn kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch máu, tình trạng xơ vữa động mạch, phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch hoặc những bất thường trong cơ thể bị ảnh hưởng do tăng huyết áp. Từ đó có giải pháp để điều trị dự phòng và phòng ngừa đột quỵ ngay từ sớm.

Tác dụng của nhân sâm canada với bệnh cao huyết áp

Nhân sâm canada có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bao gồm cả tăng huyết áp. Tác dụng của nhân sâm canada với bệnh cao huyết áp được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh lượng máu đến động mạch vành và tác dụng có lợi trên các thành động mạch (theo báo cáo của Đại học tim mạch Hoa Kỳ JACC)

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thất nhân sâm canada có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào cơ tim khỏi tác hại của các gốc tự do. 

Tây dương sâm

Chiết xuất của nhân sâm canada cũng được chứng minh là có khả năng bảo vệ chống lại tổn thương tế bào nội mô. các tế bào lót tất cả các mạch máu trong cơ thể và rối loạn chức năng của chứng được coi là trung tâm của nhiều bệnh tim mạch. các nghiên cứu trên động vật cho thất chiết xuất từ nhân sâm canada cũng có thể  làm giảm cholesterol trong máu.

Nhân sâm canada không làm giảm huyết áp ngay sau khi sử dụng, không cho thấy tác dụng cấp tính trên huyết áp tâm thu hoặc huyết tâm trương. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhân sâm canada có tác dụng lâu dài đối với việc trung hòa hoặc hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Nếu dùng nhân sâm canada trong ít nhất 3 tuần, người dùng sẽ nhận thấy sự cải thiện. Một số người có thể dùng ít nhất trong 2-3 tháng trước khi nhận thấy những lợi ích lâu dài. Các tác dụng đầy đủ của một loại thảo dược như nhân sâm canada chỉ xảy ra sau một thời gian dài. Bên cạnh đó hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tác dụng tạm thời trong vòng vài ngày.

nhân sâm canada

Bài viết này là những thông tin Bảo Bối chia sẻ đến bạn về “bệnh cao huyết áp là gì? có thực sự nguy hiểm.” Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. 

Bảo Bối là địa điểm bán hàng uy tín đã có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường về sản phẩm nhân sâm canada và đông trùng hạ thảo được rất nhiều khách hàng tin tưởng ủng hộ. Không chỉ minh bạch về chất lượng sản phẩm mà còn hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. Bảo Bối luôn tự tin hàng mình bán ra là sản phẩm chất lượng nhất khi đến tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đông trùng hạ thảo có thể liên hệ ngay với Bảo Bối để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *