Suy thận khi mang thai là hiện tượng chức năng của thận bị ảnh hưởng, kém trong việc bài tiết nước hoặc các chất thải từ máu. Đây là một trong những chứng bệnh có tỷ lệ mắc cao, chiếm 25% thai phụ và nguy hiểm khi tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Suy thận là gì?

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ thanh lọc máu bằng việc loại bỏ những chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể. Đồng thời bộ phận này còn có chức năng duy trì lượng muối và cân bằng điện giải, để huyết áp trong cơ thể được ổn định.

Tuy nhiên vì một lý do mà chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, khiến các chất độc hại không được đào thải ra ngoài, từ đó gây ra suy thận.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Nguyên nhân gây suy thận khi mang thai

1. Mất máu nhiều gây ra suy thận khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu bị nôn mửa, ốm nghén nặng. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên làm mất nhiều nước trong cơ thể dẫn đến lọc cầu thận giảm và suy thận khi mang thai là không thể tránh khỏi.

Thêm vào đó, mất máu là tác nhân chủ yếu gây hiện tượng tụt huyết áp và suy thận cấp ở thai phụ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau là mẹ bầu bị mất máu, chẳng hạn như rối loạn đông máu, vỡ tử cung,… mà không được bù máu ngay. Sốt xuất huyết, chảy máu tiêu hóa cũng là một trong nguyên nhân gây ra hiện tượng mất máu, giảm khối lượng tuần hoàn trong cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên lý do này chiếm tỷ lệ không đáng kể ở phụ nữ mang thai mắc phải.

2. Viêm đường tiết niệu

Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy thận khi mang thai. Bởi khi mang thai, mẹ phải đối mặt với nhiều tác nhân gây viêm đường tiết niệu. Một trong số đó là khi thai nhi phát triển vô tình tạo sức ép lên bàng quang, làm niệu quản giãn nở  tạo điều kiện vi khuẩn tấn công dễ dàng. Cùng với đó còn làm cản trở quá trình lưu thông nước tiểu dẫn đến ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Hậu quả là việc lọc cầu thận suy giảm, tăng nguy cơ bị suy thận khi mang thai.

Khi các chị em mắc bệnh viêm đường tiết niệu sẽ làm giảm quá trình tưới máu thận, thậm chí gây ra hoại tử ống thận trong trường hợp vi khuẩn xâm nhập quá nặng nề. Với trường hợp bị suy thận do viêm đường tiết niệu này, phụ nữ thường có biểu hiện sốt cao, đau rát khi tiểu và tiểu ra máu.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

3. Bị huyết khối vi mạch thận

Nguyên nhân thứ 3 này được đánh giá là nghiêm trọng hơn các nguyên nhân trên. Huyết khối vi mạch thân là chứng tán huyết  tăng ure máu, hội chứng HELLP (Tán huyết-hemolysis, tăng men gan-elevated liver enzymes và giảm tiểu cầu-low platelet) và ban xuất huyết giảm tiểu cầu. Các bệnh lý này thường xuất hiện cùng với các bệnh như tiền sản giật, sản giật, nguy cơ suy thận tăng cao.

Ngoài ra, tắc mạch ối cũng có thể gây ra suy thận tuần hoàn. Hội chứng đông máu nội quản, tổn thương bánh nhau, tử cung cũng được coi là các nguyên nhân gây suy thận ở phụ nữ trong quá trình mang thai.

Dấu hiệu suy thận khi mang thai thường gặp

Lượng nước tiểu giảm rõ rệt

Khi bị suy thận đồng nghĩa với chức năng bài tiết nước tiểu và lọc máu của thận cũng suy giảm. Các chị em thấy đi tiểu ít hơn hẳn so với trước khi mang thai, thậm chí có một vài trường hợp mẹ còn bị vô niệu.

Phù nề cơ thể là dấu hiệu của suy thận khi mang thai

Các chất thải cũng như nước tiểu gặp tình trạng không bài tiết được ra ngoài, ứ đọng ở trong hệ tiết niệu do thận bị suy giảm chức năng. Hiện tượng này gây ra tình trạng phù nề ở các mẹ đặc biệt ở bắp chân, bàn chân.

Các chỉ số bất thường

Bị suy thận sẽ khiến cho lượng hồng cầu trong máu giảm, đồng thời nồng độ ure và creatinin trong máu tăng. Do đó, khi đi xét nghiệm máu cho ra kết quả khác thường trong các chỉ số, khả năng cao chị em đang mắc suy thận.

Có hiện tượng tiêu chảy

Đây là triệu chứng dễ gây nhầm lẫn nhất bởi các mẹ hay nhầm với bệnh rối loạn tiêu hóa, nhiễm độc thức ăn,… Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý đây cũng là một trong triệu chứng do suy thận gây nên.

Suy thận khi mang thai làm mẹ bị khó thở, đau đầu, đau bụng

Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng đây là hiện tượng thai nghén gây nên, không đi khám bác sĩ khiến bệnh ngày càng trầm trọng. Chức năng thận giảm đồng nghĩa mẹ bầu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, khó thở và buồn nôn.

Suy thận khi mang thai có nguy hiểm không

Bệnh suy thận khi mang thai rất có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, chẳng hạn như: nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, các bệnh huyết áp, một vài trường hợp bị sảy thai, hoặc sinh non….

Với các chị em có tiền sử mắc bệnh thận từ trước cần cân nhắc kỹ trước khi mang thai. Các chuyên gia khuyến cáo rằng có thể mang thai được khi suy thận ở giai đoạn I, II và cần phải thực hiện theo dõi chặt chẽ. Còn với bệnh nhân cuối giai đoạn II thì không nên mang thai để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Cách phòng ngừa một số bệnh dẫn đến suy thận khi mang thai

Bệnh cầu thận viêm cấp tính: Chị em vẫn có thể có thai bình thường dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ sản khoa và bác sĩ chuyên khoa nội điều trị bệnh thận. Bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, huyết áp, protein niệu. Trong 3 tháng cuối thai kỳ cần có chỉ định chấm dứt thai kỳ đúng lúc khi có các triệu chứng đe dọa đến sức khỏe thai phụ và thai nhi.

Bệnh lý hội chứng thận hư nguyên phát: Nếu bệnh khỏi hoàn toàn trên 6 tháng và chức năng thận trở về trạng thái bình thường, hoặc suy thận độ 1 thì vẫn có thai được bình thường. Trong trường hợp bệnh ít giảm, có suy thận độ 2 trở lên, khuyến nghị không nên có thai.

Bệnh suy thận mạn tính: Do nguyên nhân nào như viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, sỏi thận thì việc có thai ảnh hưởng rất nhiều đến diễn tiến bệnh của thai phụ. Các biến chứng nguy hiểm có thể dễ dàng xảy đến với thai phụ bị suy thận mạn tính. Các chuyên gia khuyên có thể có thai khi suy thận mạn ở giai đoạn 1, 2, dưới sự theo dõi, điều trị chặt chẽ. Thai phụ suy thận mãn tính cần khống chế được huyết áp, đề phòng viêm nhiễm. Đặc biệt, suy thận ở cuối giai đoạn 2 thì không nên có thai.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Bảo Bối hi vọng bài viết sẽ giúp các mẹ bầu nhận ra được sự nguy hiểm của bệnh suy thận khi mang thai và có cách phòng ngừa hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *