Có rất nhiều nguyên nhân của bệnh cao huyết áp mà nhiều người thường bỏ qua không để ý tới. Tình trạng huyết áp cao kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tim mạch mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Việc nắm rõ các nguyên nhân làm tăng huyết áp sẽ giúp bạn có hương thăm khám và điều trị kịp thời.

nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg và được xác định bằng cách đo huyết áp. Huyết áp có hai chỉ số:

  • Huyết áp tâm thu thể hiện ở chỉ số trên, là huyết áp khi tim co bóp
  • Huyết áp tâm trương thể hiện ở chỉ số dưới, là huyết áp khi tim bạn được thư giãn

Ví dụ: Huyết áp 130/80mmHg: 130 là huyết áp tâm thu, 80 là huyết áp tâm trương. Vì vậy khi bác sĩ hoặc y tá cho bạn biết huyết áp của bạn, thì họ sẽ nói 2 con số.

Cao huyết áp là gì?

Tăng huyết áp hay cao huyết áp là bệnh lý mạn tính, tình trạng này được xác định khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg  – Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch học Quốc gia về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp. Tiền tăng huyết áp khi nằm trong khoảng 120-139/80-89 mmHg và mức huyết áp bình thường khi < 120/80 mmHg.

Tại sao bạn nên quan tâm về cao huyết áp?

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, cao huyết áp là một tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến 1/4 số người trưởng thành ở Việt Nam. Nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi vì người bệnh thường không có triệu chứng, nhưng nó có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng và đôi khi thậm chí gây tử vong.

Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, suy thận và các vấn đề sức khỏe khác khi không được điều trị kịp thời.

cao huyết áp

Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

Các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát mà thay vào đó đã nghiên cứu và cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:

1. Tuổi già

Khi cơ thể bạn già đi theo thời gian, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và dẫn đến nguy cơ cao huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp nguyên phát nhiều hơn so với nam giới cùng nhóm tuổi.

2. Di truyền

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, cao huyết áp nguyên phát chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng cao huyết áp nguyên phát ở người trẻ là do yếu tố tiền sử gia đình và yếu tố di truyền.

3. Đái tháo đường và béo phì

Lối sống không lành mạnh cộng với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động đang làm gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát nói riêng và cao huyết áp nói chung.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

4. Tiêu thụ quá nhiều muối

Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ mật thiết với tình trạng tiêu thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp.

5. Thức uống chứa caffeine và cồn là nguyên nhân làm tăng huyết áp

Đồ uống có cồn (rượu bia) và caffeine (cà phê, trà đặc) có thể góp phần làm tăng huyết áp nếu sử dụng quá nhiều. Vậy nên, bạn hãy hạn chế lượng caffeine mình tiêu thụ mỗi ngày dưới 300mg (tương đương khoảng từ 2 – 3 tách cà phê), rượu ở mức dưới 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

6. Dùng thực phẩm hay thảo dược không hợp lý

Việc sử dụng một số thực phẩm chức năng nhất định đôi khi là nguyên nhân làm tăng huyết áp. Chẳng hạn như các sản phẩm chứa cam thảo và dược liệu này có thể khiến huyết áp tăng cao.

Bên cạnh đó, những thực phẩm có phô mai lên men, thịt ướp muối và các sản phẩm từ đậu nành có thể chứa hàm lượng tyramine cao. Chất này tương tác với các thuốc chống trầm cảm như thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOIs), khi dùng đồng thời sẽ gây tăng huyết áp. Vậy nên, khi được chỉ định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những lưu ý khi dùng thuốc.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

7. Thuốc không kê toa có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (naproxen, ibuprofen…) có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp trong khi paracetamol được cho là ít nguy cơ hơn. Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc thông mũi, chống xung huyết mũi được dùng không kê toa đôi khi là thủ phạm khiến huyết áp của bạn lên cao. 

Ngoài ra, khi huyết áp tăng, bạn cũng nên lưu ý xem mình có đang dùng một số thuốc kê đơn điều trị bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần, thuốc tránh thai đường uống, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc trị ung thư và steroid hay không. Nếu có, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để họ cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc.

8. Nhịn đi tiểu

Nhịn đi tiểu là một trong các các nguyên nhân làm tăng huyết áp. Theo nghiên cứu cho thấy khi nhịn tiểu trên 3 giờ huyết áp tâm thu tăng 4 mmHg và huyết áp tâm trương là 3 mmHg. Theo đó, mức độ tăng huyết áp này khác nhau giữa nam và nữ. Huyết áp cũng tăng lên khi bạn già đi. Do vậy bạn cần kiểm tra để biết con số huyết áp của mình.

9. Khi cơ thể bị mất nước

Khi các tế bào trong cơ thể bị thiếu nước, mạch máu của bạn co lại, đó là do não của bạn gửi tín hiệu lên tuyến yên để giải phóng ra chất hóa học tác động lên mạch máu giúp chúng co lại. Thêm vào đó, thận của bạn sẽ hoạt động giảm bài tiết nước tiểu, giữ nước lại trong cơ thể. Tất cả điều đó làm tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp trong giai đoạn đầu của tình trạng mất nước.

10. Khi tranh luận

Tăng huyết áp khi tranh luận có thể xảy ra bất cứ ái, cho dù già hay trẻ, cho dù bạn ở bất cứ chỗ nào. Nếu bình thường bạn đã bị tăng huyết áp thì khi nói chuyện, khi tranh luận huyết áp cũng tăng và nghiên cứu cho thấy chủ đề, nội dung khi tranh luận có liên quan nhiều hơn là những động tác vận động miệng để nói. Do vậy, nếu bạn bị tăng huyết áp hay không bạn cũng nên tự kiểm soát cảm xúc, tâm lý khi tranh luận.

Bảo Bối

Bài viết này là những thông tin Bảo Bối chia sẻ đến bạn về “10 nguyên nhân của bệnh cao huyết áp bạn đã biết?” Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *