Thận yếu (hay còn gọi là suy thận) là một bệnh lý mà thận bị suy yếu, do đó không thể loại bỏ các chất thải và dưỡng chất khỏi máu một cách hiệu quả. Dấu hiệu thận yếu thường mờ nhạt và khó nhận biết, tiến triển âm thầm qua nhiều năm và đa phần bệnh nhân khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Thận Yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ

Thận được xem là 1 trong 5 cơ quan quan trọng nhất đối với sức khoẻ con người. Thận đảm nhận chức năng lọc máu, điều hoà thể tích mà, đào thải độc tố cũng như những chất dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, thận còn có nhiệm vụ điều tiết nồng độ chất điện giải, kiểm soát huyết áp và tham gia điều tiết sản sinh hồng cầu. Ngoài ra, thận còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các axit amin và sản xuất ra các hormone điều hòa cơ thể.

Nếu chức năng thận kém đi sẽ ảnh hưỡng không nhỏ đến hoạt đọng của hệ bài tiết, gây ra hàng loạt các dấu hiệu bất thường. Thận yếu có thể gặp ở bất kì ai, đặc biệt là những người cao tuổi. Nếu không phát hiện sớm và có phác đồ điều trị phù hợp thì bệnh rất dễ gây biến chứng và để lại hậu quả khôn lường.

Biểu hiện của bệnh Thận Yếu

  • Hen suyễn: Thận là cơ quan có chức năng “nạp” khí, nếu thận hư sẽ không thể “tích” khí, dẫn đến tình trạng thở khó thở. Nguy hiểm hơn, cùng với triệu chứng hen suyễn, bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng vã mồ hôi lạnh.
  • Rối loạn về sinh dục: Đông y cho rằng thận là nơi chứa tinh. Thận âm và dương đóng vai trò tương trợ và chế ngự lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh lý bình thường cho cơ thể. Một khi sự cân bằng vốn có này bị phá vỡ hoặc chức năng thận suy giảm thì hậu quả thường dẫn đến hiện tượng rối loạn chức năng sinh dục như xuất tinh sớm, các bệnh về tinh dịch, mộng tinh, liệt dương…
  • Hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều: Là các dấu hiệu thận yếu thường gặp.
  • Tiểu nhiều về đêm: Các biểu hiện như tiểu đêm nhiều, đái dắt, đái buốt, nước tiểu đổi màu là biểu hiện phổ biến của bệnh thận hư. Do đó, khi gặp các hiện tượng này, bạn cần đến bệnh viện xét nghiệm nước tiểu, khám sức khỏe ngay lập tức để có thể phát hiện bệnh sớm.
  • Chóng mặt, ù tai: Cảm giác chóng mặt, đi đứng loạng choạng, buồn nôn…, kèm theo đó là tình trạng ù tai, là những dấu hiệu thận yếu liên quan đến thiếu máu não. Nếu triệu chứng lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể khiến cho tai bị điếc.
  • Táo bón: do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, song cội nguồn sâu xa lại là do chức năng thận kém gây nên. Nguyên nhân là vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc phải thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được vai trò cố hữu của nó.
  • Lưng đau, chân mỏi: Khi cơ thể ngồi một chỗ trong thời gian dài dễ dẫn đến ngưng khí, tụ máu và nguyên nhân chính thường là do chức năng thận suy giảm.
Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Cách chữa trị bệnh Thận Yếu

1. Thay đổi chế độ ăn uống:

Người bệnh cần hạn chế sử dụng nước đóng chai, đồ ăn nhanh muối, chất béo và đường, tăng cường uống nước và các thực phẩm giàu chất xơ và chất dinh dưỡng.

2. Chữa thận yếu bằng nhân sâm

Khoa học ghi nhận Nhân Sâm có chứa nhiều dược chất như Glucose và Fructose, Panaxynol, có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường lưu thông máu đến thận và khả năng sinh lí

Cách dùng Nhân Sâm chữa thận: Hấp cách thuỷ 5gr Nhân Sâm thái lát mỏng cùng hạt sen và đường phèn. Đến khi hạt sen mềm là hoàn tất. Bỏ phần cái và lọc lấy nước, chia thành 3 lần uống.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

3. Đông trùng hạ thảo trị thận yếu

Đông trùng hạ thảo là dược liệu chứa các chất Cordycepin, Hormone Steriod, Adenosine, Caroten,… có khả năng tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị tích cực các bệnh về thận như thận hư, viêm đường tiết niệu và suy thận. 

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong rất tốt cho người bị suy thận. Ngoài dược tính hỗ trợ điều trị bệnh thì Đông Trùng Hạ Thảo ngâm mật ong còn giúp cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh rất tốt. Bạn có thể dùng 10g đông trùng hạ thảo khô ngâm với 1 lít mật ong nguyên chất, ngâm ít nhất là 7 ngày. Mỗi lần nên cho người bệnh dùng khoảng 20ml mật ngâm dược liệu, pha với ấm. Dùng buổi sáng trước khi ăn là tốt nhất.

3. Không sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều

Dùng thuốc giảm đau nhiều có thể gây hại cho thận. Việc sử dụng các thuốc giảm đau có thể tiềm tàng các nguy cơ sức khoẻ nghiêm trọng bởi một số thuốc giảm đau làm giảm cấp máu đến thận và gây tổn thương thận nặng hơn.

4. Tập các bài tập giúp tăng cường chức năng thận

  • Xoa bụng dưới và 2 bên hông: Trước khi đi ngủ, có thể dùng tay massage nhẹ nhàng phần bụng dưới và hai bên hông để tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích thận làm việc hiệu quả hơn.
  • Xoa vành tai: Đây là động tác giúp kích thích máu lưu thông hiệu quả. Dùng 2 tay nắm vào 2 vành tai, xoa nhẹ đến khi tai nóng lên. Mỗi ngày làm khoảng 2 lần.
  • Massage gan bàn chân: Gan bàn chân là vị trí tập trung các khí độc. Massage gan bàn chân kết hợp ngâm nước ấm và muối giúp tiêu trừ, giải phóng khí độc. Từ đó giúp giảm tải hoạt động của thận.
  • Nắm bàn tay: Dùng hai tay nắm chặt vào nhau rồi lại thả lỏng, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác dụng của bài tập này là tăng nguyên khí cho thận, giúp thận làm việc tốt hơn.

Bệnh thận yếu nếu được phát hiện và điều trị kịp thời với phương pháp phù hợp có thể cải thiện triệu chứng cũng như phòng ngừa nguy cơ diễn tiến nặng hơn trong tương lai. Vì thế, khi có những dấu hiệu khả nghi của bệnh thận yếu bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa thận để được thăm khám, chuẩn đoán và được hướng dẫn cụ thể cũng như theo dõi tiến trình điều trị của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *