Làm sao biết được phổi của mình có đang hoạt động tốt hay không ?? chính là câu hỏi mà Wellbeing nhận được rất nhiều trong quá trình tư vấn sản phẩm tốt cho phổi.

làm sao biết được phổi của mình có đang hoạt động tốt

Vậy làm sao biết được phổi của mình có đang hoạt động tốt hay không ??

Vì phổi được xem là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng của cơ thể con người, nhất là hệ hô hấp, vì nó thực hiện chức năng trao đổi khí và vận chuyển khí CO2, lọc độc tố trong máu. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã gây ra các vấn đề ở phổi như các loại virus, vi khuẩn, khói bụi, môi trường ô nhiễm, khói thuốc, thực phẩm độc hại… Do đó để có thể biết phổi của mình hiện có đang hoạt động tốt hay không bạn có thể làm theo một số cách bên dưới đây được các chuyên gia hướng dẫn.

Cách kiểm tra thứ 1: Bạn có thể đánh giá chức năng phổi của mình có tốt hay không bằng cách leo cầu thang. Phương pháp này nên được thực hiện bằng cách đi thang bộ từ tầng 1 lên tới tầng 3 với một tốc độ chậm rãi, bình thường. Nếu trong quá trình đi bạn không phải dừng lại để nghỉ ngơi hoặc không xuất hiện tình trạng thở dốc khi kết thúc bài tập thì có thể yên tâm là phổi của bạn đang ở mức ổn định. Nhưng ngược lại, nếu bạn cảm thấy khó thở cũng như cần phải dừng lại nghỉ ngơi nhiều lần trong quá trình leo cầu thang thì có thể chức năng phổi của bạn đang khá yếu hoặc đang không được ổn định.

Cách kiểm tra thứ 2: Bạn có thể đánh giá chức năng phổi của mình bằng cách thổi nến. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một cây nến rồi thắp sáng nó lên. Tiếp đến là bạn đặt cây nến ở vị trí cách chỗ đứng khoảng 15cm tức ngang với tầm thổi. Sau đó, bạn tiến hành thổi nến. Nếu như bạn chỉ cần một hơi để thổi tắt nến thì yên tâm là chức năng phổi của bạn đang ở mức ổn định. Nhưng nếu bạn thổi vài lần mà nến vẫn không tắt thì đây có thể là dấu hiệu của việc phổi bạn đang gặp vấn đề.

làm sao biết được phổi của mình có đang hoạt động tốt

Cách kiểm tra thứ 3: Bạn có thể kiểm tra sức khỏe của phổi mình bằng cách chạy tại chỗ. Bạn có thể thực cách này bằng việc chạy tại chỗ với tốc độ vừa phải cho đến khi cảm thấy mệt và phải dừng lại. Nếu sau khi dừng lại khoảng 5-6 phút, và cơ thể của bạn có thể phục hồi lại trạng thái bình thường thì đây là dấu hiệu cho thấy lá phổi của bạn rất khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn cần nhiều thời gian hơn để trở lại bình thường như trạng thái ban đầu thì có lẽ đây là dấu hiệu lá phổi yếu.

Cách kiểm tra thứ 4: Bạn có thể thực hiện cách này bằng việc đánh giá khả năng dự trữ oxy và khí của phổi. Trước tiên bạn hãy hít một hơi thở thật sâu nhưng đồng thời phình bụng ra, sau đó bạn nín thở, lưu ý là không để hơi thở thoát ra qua đường mũi và miệng. Nếu như bạn có thể nín thở trong khoảng thời gian 30 giây thì hãy yên tâm là chức năng phổi của bạn rất tốt. Còn đối với trường hợp bạn chỉ nín thở được ít hơn 20 giây thì có khả năng là chức năng phổi của bạn hiện không tốt hoặc đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó.

Tuy nhiên, những phương pháp tự kiểm tra chức năng phổi tại nhà ở trên chỉ để tham khảo, vì cách kiểm tra chính xác nhất vẫn là thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng tại bệnh viện. Đặc biệt là những đối tượng nam giới đang ở độ tuổi từ 50 trở lên, hay những người nghiện thuốc lá và thường xuyên có biểu hiện ho khan kéo dài, hay có triệu chứng ho ra đờm lẫn máu thì cần đi khám ngay lập tức. 

làm sao biết được phổi của mình có đang hoạt động tốt

Nói một cách chính xác thì Phổi là một trong những cơ quan rất quan trọng của cơ thể đặc biệt là hệ hô hấp của chúng ta, do đó để có thể kiểm tra chức năng phổi của bản thân thì bạn có thể thực hiện những biện pháp đơn giản tại nhà như trên. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, còn để test phổi khỏe hay không có đang hoạt động ổn định trong cơ thể hay không thì một cách chính xác nhất vẫn là thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện như chụp X-quang phổi và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực bạn nhé.

Bên cạnh những bài tập trên bạn cũng nên thường xuyên sử dụng có liều lượng những loại siêu thực phẩm quý cho phổi như đông trùng hạ thảo hay những thực phẩm chức năng có ý kiến của bác sĩ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *