Phổi mang lại sự sống cho cơ thể và là cơ quan rất quan trọng đối với sự sống. Tuy nhiên một số thói quen gây ảnh hưởng đến phổi mà bạn đang ngó lơ có thể làm suy giảm chức năng phổi và có nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Phổi quan trọng như thế nào

Phổi là một cơ quan quan trọng trong hệ thống hô hấp của con người, giúp cung cấp oxy và loại bỏ khí carbonic. Phổi giúp tách các phân tử oxy từ không khí và chuyển đổi chúng thành oxy hòa tan trong máu, từ đó cung cấp oxy cho các tế bào và cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra, phổi còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất thải, như khí carbonic, khí độc, bụi và vi khuẩn ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thở ra. Điều này giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại và duy trì môi trường nội bộ của cơ thể.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

9 thói quen gây ảnh hưởng tới phổi

1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là một thói quen gây ảnh hưởng đến phổi và cũng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi. Đặc biệt có nguy cơ cao gây ung thư phổi và các bệnh phổi mãn tính, cản trở luồng không khí và gây khó thở. Ngoài ra hút thuốc trở thành thói quen khiến bạn nghiện nicotine. 

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

2. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Các hóa chất trong khói thuốc, khí độc từ xe cộ, khí độc hóa học, khí độc từ công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe phổi, bao gồm viêm phổi và khó thở. Việc tiếp xúc trực tiếp và lâu dài đã gây ảnh hưởng đến chức năng phổi.

3. Không tập thể dục

Tập thể dục giúp phổi mang nhiều oxi hơn và cho phép phổi cung cấp năng lượng tích cực và loại bỏ lượng lớn carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp tăng cường dung tích và sức bền của phổi, từ đó giúp tăng tuổi thọ của phổi, giúp chúng có thể sẵn sàng chống lại các bệnh khác nhau và các biến chứng phổi liên quan đến tuổi tác. 

Vì vậy không tập thể dục là thói quen gây ảnh hưởng đến phổi, khiến cho sức khỏe phổi trở nên xấu đi và có khả năng là suy yếu dần chức năng của phổi.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

4. Không vệ sinh nhà cửa

Các hạt bụi lâu ngày sẽ tích tụ trong đường hô hấp, hạn chế sự tự do lưu thông của oxy và đương nhiên điều đó sẽ khiến cho lá phổi không còn khỏe mạnh như trước. Chính vì vậy việc không dọn dẹp nhà cửa, sinh hoạt bừa bộn, mất vệ sinh là một thói quen gây ảnh hưởng đến phổi và lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến phổi và mắc những căn bệnh liên quan. 

5. Không hít thở sâu

Cuộc sống hằng ngày khiến chúng ta quên đi cách thở chính xác nhưng điều này lại rất cần thiết cho cơ thể. Các bài tập hít thở sâu sẽ giúp tăng cường chức năng phổi và giúp thư giãn một cách hoàn hảo, đặc biệt là những lúc căng thẳng, mệt mỏi. 

6. Không uống đủ nước

Cơ thể con người được cấu tạo phần lớn từ nước. Vì vậy uống không đủ nước là thói quen gây ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác của cơ thể. 

Trên thực tế, những người không uống đủ nước sẽ có chất nhầy ở xoang mũi đặc hơn, hơi thở có mùi và khả năng cao dễ mắc các bệnh về hô hấp.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

7. Thường xuyên uống rượu

Uống rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi của bạn. Một trong những tác động của rượu đến phổi là gây ra viêm phổi do cồn (alcoholic pneumonia). Điều này xảy ra khi các hạt rượu và các chất độc hại khác trong rượu đi vào phổi và gây kích thích cho niêm mạc phổi, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm phổi.

Ngoài ra, uống rượu cũng là thói quen gây ảnh hưởng đến phổi  có thể gây ra một số bệnh khác như viêm phế quản, tăng phát triển các tế bào ung thư phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

8. Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Một chế độ ăn uống kém lành mạnh chắc chắn là thói quen gây ảnh hưởng đến phổi. Cơ thể cần vitamin và khoáng chất và phổi hấp thụ tốt nhất các chất thừ thực phẩm lành mạnh. Sử dụng trái cây và rau củ sẽ giúp phổi hoạt động tốt hơn. Đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C, E. 

9. Không bảo vệ bản thân khỏi sự thay đổi bất thường của thời tiết

Tiếp xúc với mưa hoặc nhiệt độ thấp là những thói quen ảnh gây hưởng đến phổi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về cúm, virut gây ra bệnh cảm hoặc dị ứng thời tiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe phổi. 

Phương pháp giúp cải thiện và  tăng cường chức năng phổi

Giữ thói quen thể dục thể thao thường xuyên

Rèn luyện thể dục thể thao không nhất thiết phải đến phòng tập, mà chúng ta có thể thực hiện bằng những sở thích, thói quen cơ bản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội hay chơi những bộ môn thể thao yêu thích thường xuyên,… điều này hoàn toàn có thể giúp lá phổi của chúng được khỏe mạnh. Nên duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày và thực hiện ít nhất 5 lần trên một tuần sẽ đạt hiệu quả tốt hơn cho một lá phổi khỏe mạnh.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Không hút thuốc lá

Khói thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người, sau một thời gian dài tác động và tích lũy trong cơ thể con người có thể làm phá hủy một số mô tại phổi, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi, gây tắc nghẽn phổi mạn tính. Vì vậy, thuốc lá là một trong những thứ cần phải tránh xa nếu mong muốn lá phổi khỏe mạnh.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Chế độ ăn lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm cơ thể ăn và hấp thu hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng, duy trì hoạt động sống mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Với lá phổi cũng vậy, các tế bào của cơ quan này cần được nuôi dưỡng thường xuyên với nguồn máu giàu dưỡng chất và oxy. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng với các nhóm chất, tăng cường bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng tự nhiên để có một cơ thể và một lá phổi khỏe.

Phổi yếu hậu Covid 19

Đông trùng hạ thảo tăng cường chức năng phổi

Trong Y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo có tính ôn, vị cam. Giúp điều trị hen suyễn, viêm phế quản, cải thiện các chức năng của phổi. Đồng thời tăng cường hiệu quả trong việc chống viêm cũng như ức chế co thắt khí quản. 

Cụ thể, hoạt chất cordycepin có trong đông trùng hạ thảo có khả năng kháng virus mạnh mẽ ở người bao gồm virus cúm, virus suy giảm miễn dịch, virus bệnh bạch cầu ở murine, virus thực vật, virus epstein-barr… và một số loại virut có thể gây bệnh và suy giảm miễn dịch ở người khác.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Bảo Bối hi vọng bài viết sẽ giúp bạn nhận ra những thói quen ảnh hưởng đến phổi và có cách thay đổi và tăng cường sức khỏe cho phổi.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng đông trùng hạ thảo tự nhiên để ăn sống hay chế biến thành nhiều món ngon bạn có thể liên hệ với Bảo Bối để  được tư vấn kỹ hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *