Bệnh viêm phế quản phổi hay viêm phổi ở trẻ em là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp, là nguyên nhân chính dẫn đến phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Chính vì thế cha mẹ cần nên chú ý đến dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ để kịp thời phát hiện và điều trị.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Viêm phổi ở trẻ em là gì

Viêm phổi ở trẻ em nói chung là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, khi virus và vi khuẩn tấn công cơ quan này và tạo ra những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi thường gặp nhất là phế cầu khuẩn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, nhiều hơn tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc viêm phổi, trong đó có 4.000 trẻ tử vong. Nước ta được xem là 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi nhiều nhất thế giới.

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Các dạng viêm phổi ở trẻ thường gặp

1. Viêm phổi

Với tình trạng bệnh nhẹ này, chức năng hô hấp không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, vì thế nhìn chung trẻ không bị quá mệt mỏi.

Một số triệu chứng của viêm phổi bao gồm: ho khan, đau đầu, sốt nhẹ, khó thở có kèm theo thở nhanh, không có dấu hiệu của viêm phổi nặng hay rất nặng,…

Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

2. Viêm phổi nặng

Triệu chứng bệnh bao gồm: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

  • Thở rút lõm lồng ngực.
  • Cánh mũi phập phồng.
  • Rên rỉ (trẻ < 2 tháng).

Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ < 3 tháng tuổi đều được xem là viêm phổi nặng.

Với bệnh viêm phổi ở trẻ do virus nói chung và viêm phổi do tác nhân virus gây ra nói riêng, hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong đẩy lùi bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị, triệu chứng có thể nặng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

3. Viêm phổi rất nặng

Dấu hiệu nhận biết bệnh: ho hoặc khó thở kèm theo ít nhất 1 trong các triệu chứng sau :

  • Tím tái.
  • Bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng ) không uống đc.
  • Co giật , li bì, khó đánh thức.
  • Suy hô hấp nặng.

Triệu chứng suy giảm chức năng hô hấp là nghiêm trọng nhất ở bệnh lý viêm phổi nặng này, do đó cần lưu ý triệu chứng để đưa trẻ đi cấp cứu, hỗ trợ thở oxy khi cần thiết.

4. Viêm phổi do căn nguyên vi khuẩn không điển hình

Một số trẻ sơ sinh, đôi khi là trẻ nhỏ không xuất hiện triệu chứng điển hình của viêm phổi nhiễm trùng, nguyên nhân có thể do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc trẻ chưa diễn đạt được chính xác cảm giác của mình.

Cha mẹ nên lưu ý cả các dấu hiệu sau bởi chúng cũng xuất hiện trong bệnh viêm phổi ở trẻ: hôn mê, nôn mửa, trớ, khóc nhiều bất thường, da mặt nhợt nhạt,…

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ. Mỗi nguyên nhân gây bệnh đều có sự tác động khác nhau đến cơ thể, từ đó triệu chứng viêm phổi cũng sẽ thay đổi.

Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, viêm phổi thường do vi khuẩn như: Streptococcus nhóm B, Listeria momocytogenes, H.influenza.s, Branhamella Catarrhalis, S.aureus. Ở trẻ dưới 2 tháng thường là do vi khuẩn Klebsiella Pneumonia, E. Coli, vi khuẩn gram âm. Viêm phổi do vi khuẩn thường tiến triển bệnh nhanh hơn, triệu chứng ở mức độ nặng hơn so với viêm phổi do virus. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu di chuyển đến các thùy phổi và khu trú ở đây; sau đó bắt đầu quá trình phát triển, nhân lên, gây bệnh lý.

Đối với nhóm trẻ từ 5-15 tuổi, viêm phổi thường do virus như: RSV, H.influenza… So với các yếu tố gây bệnh viêm phổi khác, viêm do virus xảy ra chậm hơn và thường ít nghiêm trọng hơn. Có khoảng gần 50% trường hợp viêm phổi do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh trong những trường hợp này tương tự như cảm cúm thông thường.

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Dấu hiệu của viêm phổi ở trẻ sơ sinh là sốt cao trên 39 độ
  • Mệt mỏi, nằm li bì và ngủ liên tục
  • Tình trạng khó thở, thở nhanh hơn mức bình thường, dùng cả bụng để co bóp và cố gắng lấy nhiều oxy hơn để thở
  • Ho khan vào thời gian đầu và sau đó ho có đờm, đờm trắng rồi chuyển xanh hoặc vàng
  • Môi và da xanh xao, nhợt nhạt do cơ thể không đủ oxy
  • Tức ngực hoặc đau bụng
  • Nôn trớ hoặc tiêu chảy
  • Bỏ bú hoặc bú ít

 Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

  • Thở rất nhanh
  • Thở rít hoặc thở khò khè, thở khó khăn
  • Sốt
  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Ớn lạnh
  • Nôn ói
  • Đau tức ngực
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Mệt mỏi, ít vận động
  • Mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon
  • Môi, đầu móng tay xanh hoặc xám
Wellbeing - Sâm canada - Đông trùng hạ thảo

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cả khi chụp X-quang. Bố mẹ có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay tại nhà:

  • Trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh với 50 lần/phút trở lên.
  • Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi 40 lần/phút trở lên.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em 

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh, bằng cách:

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh

Một số tác nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin.

  • Vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis và vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B gây bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Vi khuẩn phế cầu – tác nhân phổ biến gây bệnh viêm phổi đã có vắc xin phòng ngừa, được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
  • Virus cúm mùa có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi nếu không may mắc bệnh. Vì thế, trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa từ 6 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ mắc bệnh rối loạn tim phổi hoặc hen suyễn vì có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng.
  • Virus sởi gây bệnh sởi có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, có thể được phòng ngừa bằng vắc xin, được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

Không cho trẻ tiếp xúc với các nguồn lây bệnh

  • Trẻ em bị viêm phổi không phải hoàn toàn do trẻ không được mặc ấm, vì thời tiết nóng hoặc lạnh (như chúng ta thường nghĩ…), mà chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: không khói thuốc lá và các tác nhân gây ô nhiễm khác.
  • Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho,…
  • Người chăm sóc trẻ phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, cho trẻ ăn uống.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

  • Với trẻ sơ sinh: Đảm bảo cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  • Với trẻ nhỏ: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, đặc biệt là nhóm trái cây có múi tăng vitamin C; Thịt, cá tăng lượng đạm, omega-3…
  • Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. 
  • Không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.


Bảo Bối
 hi vọng bài viết sẽ giúp các cha mẹ nhận ra sự nguy hiểm của bệnh viêm phổi ở trẻ và có cách phòng ngừa bệnh cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *